&ldquo !important;Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có !important; tên Bác Hồ”.
Các em à! Đối với các em mỗi khi nhắc đến hai tiếng thiêng liêng “Bác Hồ” chắc hẳn các em sẽ hình dung ngay đến hình ảnh một ông cụ hiền lành, râu tóc bạc phơ, đang quây quần bên các cháu thiếu nhi. Các em sẽ dễ dàng nhìn thấy hình ảnh đó qua sách vở và bài học của thầy cô. Hôm nay, cô sẽ trò chuyện với các em để cùng tìm hiểu thêm về Bác Hồ kính yêu của chúng mình nhé!
  !important; Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em một cuốn sách trong tủ sách “Bác Hồ kính yêu” của nhà xuất bản Kim Đồng. Cuốn sách có tên là “Từ làng sen”
Kể từ lần xuất bản đầu tiên đến nay “Từ Làng Sen" được tái bản lần thứ 8, điều đó đã nói lên sức hấp dẫn của cuốn sách.
Sách được in trên khổ giấy 18,5 cm x 26 cm, gồm 25 bức tranh màu và trải dài trên 31 trang giấy.
Tác giả của cuốn sách chính là nhà văn Sơn Tùng và họa sĩ Lê Lam, hai ông đã khắc họa dăm ba giọt nước nhỏ trong “Biển - Cả - Bác - Hồ” để giúp các em hiểu thêm về Bác bao nhiêu lại càng kính yêu Bác bấy nhiêu. Các em biết không? Sơn Tùng là nhà văn nổi tiếng viết về Bác Hồ. Quê ông cũng ở Nghệ An như quê Bác đấy. Trong cuốn sách này Sơn Tùng đã viết những mẩu chuyện rất ngắn mà sâu sắc về Bác. Còn họa sĩ Lê Lam đã khéo léo khắc họa mỗi trang truyện bằng một bức tranh sinh động, ngộ nghĩnh phù hợp với tâm lý các em mà cũng rất xúc động. Các em có thể vừa đọc vừa ngắm tranh hay chỉ cần nhìn tranh các em cũng tưởng tưởng ra Bác Hồ đang làm gì?, Bác Hồ như thế nào?
Nào, bây giờ cô mời các em cùng ngắm nhìn bìa sách nhé. Trên cùng là tên hai tác giả “SƠN TÙNG – LÊ LAM” được viết bằng mực đen, phía dưới là dòng chữ “Từ làng Sen” viết bằng mực đỏ và hình khung viền vàng như một khung kí ức tuổi thơ. Ở đó có hình ảnh người mẹ Hoàng Thị Loan dắt tay cậu con trai Nguyễn Sinh Côn đứng trước cổng nhà, giữa hai lũy tre xanh gợi ta nhớ về hình ảnh Làng Sen, một làng quê hiếu học, yên bình, êm ả - nơi sinh ra một con người vĩ đại như Bác Hồ.
Và đây, đón chào các em là chân dung vị cha già kính yêu với vầng trán rộng, đôi mắt sáng, chòm râu dài, hiền từ như ông tiên, ông bụt trong thế giới cổ tích diệu kì.
Kề bên là trang tên sách, được in trên nền giấy hồng với biểu tượng hoa sen cách điệu – loài hoa thanh bạch như tâm hồn Việt - là dòng chữ “Từ làng Sen màu đỏ.
Các em học sinh yêu quý! Cô trò mình cùng mở trang sách đầu tiên ra nhé. Tác giả giới thiệu: “Bác Hồ từ thuở lọt lòng được cha mẹ đặt tên là Nguyễn Sinh Côn. Người ra đời từ làng Trù quê mẹ, cách làng Sen quê cha một cánh đồng. Dân hai làng cùng chung tiếng chim hót trong hoa trên cành cổ thụ”. Chắc hẳn các con đều biết quê hương của Bác là xã Kim Liên - huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Nơi đây có “núi Hồng, sông Lam”, nơi mảnh đất linh thiêng đã sinh ra những người con tài giỏi rạng rỡ non sông đất nước như: Mai Hắc Đế, Phan Bội Châu…. Truyền thống hiếu học của quê hương là cái nôi vững chắc, đầu tiên bồi đắp nên những tính cách cao đẹp của Bác.
Nói tới Bác Hồ, chắc điều đầu tiên phải kể đến là lòng yêu nước. Phải chăng lòng yêu nước thương dân vô bờ bến ấy của Bác được nhen nhóm từ những điều giản dị như câu hát phường vải, những điệu hò ví dặm. Các em sẽ tự trả lời được câu hỏi đó ngay khi đọc trang 10, 11 của cuốn sách đấy. Lòng yêu nước còn được bắt nguồn từ đâu nữa? Chúng ta cùng tìm đọc trang 19 và trang 21 nhé!
Có thể nói cuộc đời Bác là cả một hành trình, sống trong gian khổ và trưởng thành trong gian khổ. Các em hãy ngắm nhìn bức tranh này… Các em cảm nhận được gì nào? Với cô, cô thấy thật xúc động trước hình ảnh Bác Hồ mới 5 tuổi bám lưng cha trèo đèo vượt dốc, khó khăn gian khổ đi bộ từ Nghệ An vào tận kinh đô Huế. Hay bức ảnh này nữa. Nó gợi lại những tháng năm đau khổ như thế nào trong tuổi thơ của Bác. Để biết được điều đó chúng ta đến với trang 17 của cuốn sách.
Và đây cậu bé Nguyễn Sinh Côn mới mười tuổi, cái tuổi còn ngây thơ, non dại quá. Vậy mà tâm hồn trẻ thơ ấy buộc phải sớm bươn chải, trưởng thành khi mẹ mất đúng giữa những ngày giáp tết, cha vắng nhà. Xót xa thay, người anh mười tuổi phải đến khắp đầu làng cuối xóm xin từng giọt sữa cho đứa em đỏ hỏn kêu khóc vì đói khát.
Các em ạ, Bác Hồ kính yêu của chúng ta là người khai sáng và có ảnh hưởng lớn tới rất nhiều người. Bác luôn là tấm gương cho mọi người học tập. Nhìn hình ảnh nàycác em có biết Bác đang làm gì không? Đúng rồi Bác đang dạy học. Thế Bác dạy ai?, ở đâu? Vào thời gian nào? Chúng mình cùng tìm hiểu qua trang 25 – 28.
Các em biết không, sinh ra trong cảnh lầm than, nô lệ Người cảm nhận sâu sắc nỗi đau mất nước, trong lòng luôn có một ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Ai cũng có một tổ ấm gia đình, có cha có mẹ để yêu thương quây quần. Bác Hồ cũng vậy. Bác muốn được ở bên cha bên mẹ nhưng tình yêu nước bao la, ý chí lớn đã thôi thúc Bác ra đi vì cả đất nước vì cả dân tộc. Những câu văn “Hình ảnh người cha khắc khổ ngồi trước hiệu thuốc bắc với các bệnh nhân đợi xem mạch xin đơn khiến lòng anh đau thắt, tai văng vẳng lời cha:
- Nước mất phải đi tìm nước, sao con lại đi tìm cha?” cho thấy ý chí của Bác lớn biết bao.Bác đã hi sinh tất cả, tình cảm gia đình, hạnh phúc cá nhân vì độc lập dân tộc.
Cuốn sách khép lại với hình ảnh “ Từ phía con tàu đang rời bến cảng Nhà Rồng còn vọng lại tiếng nói anh Ba - Nguyễn Tất Thành:
- Tổ quốc ta, nhân dân ta phải có độc lập, tự do chứ không thể nô lệ mãi được”! Tạm biệt đất Việt thân yêu, nơi chôn rau cắt rốn, nơi cất tiếng khóc chào đời, bỏ lại sau lưng bao lưu luyến, bao hi vọng, bao đợi chờ.
Đọc xong cuốn sách ta nhận ra một điều rằng chính truyền thống cao đẹp của gia đình, từ trí tuệ, cốt cách thanh cao của cụ phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, từ tình yêu thương vô bờ bến, sự hi sinh thầm lặng của bà, của mẹ Hoàng Thị Loan.., chính mảnh đất xứ Nghệ “một nắng hai sương” có làng Sen, làng Trù thân thương bình dị nhưng giàu truyền thống yêu nước, mang đậm phong vị quê hương, bản sắc dân tộc, những năm tháng tuổi thơ vất vả, những ngày trải nghiệm khó khăn… là cái nôi để nuôi dưỡng tâm hồn Bác, ngọn nguồn để hình thành Hồ Chí Minh - một con người vĩ đại.
Với câu văn rất đỗi giản dị ngắn gọn nhưng vô cùng biểu cảm; lối kể chuyện tự nhiên nhưng rất đỗi tinh tế, sắc sảo; ngòi bút khắc hoạ nhân vật sáng tạo của Sơn Tùng, những hình ảnh minh hoạ sắc sảo của Lê Lam đã tạo nên giá trị của cuốn sách. Đặc biệt mỗi trang sách chỉ gồm những dòng chữ cô đọng ngắn gọn nên các em có thể đọc trong những giây phút thư giãn ngắn hay xem tranh và suy ngẫm. Các em học sinh lớp 4, 5 các em sẽ có những kiến thức thú vị bổ trợ cho môn học tiếng việt và lịch sử. Với những giá trị và ý nghĩa sâu sắc đó, cuốn sách xứng đáng có mặt trong thư viện nhà trường, xứng đáng được các em tìm đọc hơn một lần. Đặc biệt bạn nào muốn bổ sung cuốn sách này vào tủ sách riêng của mình thì chỉ cần một số tiền nho nhỏ là 20.000 đ là có thể sở hữu biết bao điều thú vị.
Thông qua cuốn sách này cô hi vọng các em sẽ có thêm hiểu biết về Bác Hồ, yêu quý và kính yêu Bác hơn. . Các em ạ, các em có muốn học tập theo tấm gương của Bác không, thật đơn giản các con hãy thể hiện lòng yêu nước bằng việc thực hiện năm điều Bác Hồ dạy, yêu thương đồng cảm với những người xung quanh bằng cách quyên góp sách báo cũ ủng hộ các bạn miền núi, ủng hộ đồng bào lũ lụt… Vậy thì đừng chần chừ, lãng phí thời gian nữa, các em hãy làm đẹp tâm hồn mình; hãy đến với những khám phá mới mẻ, thú vị, bất ngờ, bổ ích đang chờ đón các em khi tìm đọc cuốn sách: “Từ làng sen” của nhà văn Sơn Tùng nhé!
Cô chào các em. Hẹn gặp lại các em!