Các con học sinh yêu quý!
Đất nước Việt Nam dải đất hình chữ S. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước. Đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam. Việt Nam hôm nay hiên ngang sánh vai với các nước anh em, ngày càng khẳng định vị thế nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng 5 châu, 4 bể.
Kế thừa những giá trị truyền thống của dân tộc. Mỗi công dân Việt Nam luôn có ý thức “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”
Nhằm tuyên truyền Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi công dân trong xã hội. Năm 2012 Quốc hội đã thông qua Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, lấy ngày 09/11 hằng năm là ngày pháp luật nước CHXHCN Việt Nam trên cơ sở sự kiện vào ngày này năm 1946, Quốc hội nước ta đã thông qua Hiến pháp đầu tiên, khởi đầu cho tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do dân và vì dân.
Trong không khí cả nước có nhiều hoạt động thiết thực chào mừng ngày pháp luật Việt Nam 9/11. Hôm nay, cô xin gửi tới các con học sinh buổi điểm sách với chủ đề hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam.
Cuốn sách dầu tiên cô muốn gửi đến các các con là Luật Trẻ em (Luật số 102/2016/QH13),luật được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 05/4/2016 tại kỳ họp thứ 11 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2017. Luật Trẻ em năm 2016 với nhiều quy định mới tiến bộ về chế độ, chính sách chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và đề cao, tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, của gia đình và toàn xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đã thể hiện rõ quyết tâm chính trị của toàn hệ thống trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho công tác bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy việc thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em Việt Nam và hài hòa với Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Luật Trẻ em năm 2016 có 7 chương với 106 điều, bao gồm: Chương I Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 11); Chương II Quyền và bổn phận của trẻ em (từ điều 12 đến điều 41), Chương III Chăm sóc và giáo dục trẻ em (từ điều 42 đến Điều 46); Chương IV Bảo vệ trẻ em (từ Điều 47 đến Điều 73); Chương V Trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em (từ Điều 74 đến Điều 78); Chương VI Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em (từ Điều 79 đến Điều 102); Chương VII Điều khoản thi hành (từ Điều 103 đến Điều 106).
Cuốn sách không thể thiếu đối với các trường học đó là “Luật Giáo dục”.
Gồm 9 chương và 120 điều; Nội dung của Luật Giáo dục đã chỉ rõ: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây có thể nói là cuốn kim chỉ nam cho các trường học trên cả nước.
Các con học sinh yêu quý. Hàng ngày các con đến trường, là lúc các con phải tham gia giao thông. Để đi đường đúng quy định, và không để xảy ra các tai nạn đáng tiếc các con hãy tìm hiểu cuốn sách “Luật giao thông đường bộ” nhé. Ngày 13/11/2008, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XII đã thông qua Luật giao thông đường bộ sửa đổi, gồm 8 chương với 89 điều. Đây là luật áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác.
Một bộ cuốn sách luật không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta đó là “Luật bảo vệ môi trường” . Luật ban hành năm 2014. Theo khoản 3, điều 164, chương 14 trong luật đã quy định rõ, những trường hợp tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Để có một môi trường sống tốt, các con hãy tìm hiểu luật bảo vệ môi trường nhé.
Vùng biển là một vùng lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của non sông, gấm vóc Việt Nam. Vì vậy, cuốn Luật biển Việt Nam là một hành lang pháp lý để chúng ta bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.Luật biển ra đời năm 1982 và được sửa đổi, bổ sung năm 2016 quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam. Luật biển quy định trách nhiệm của mọi người trong việc bảo vệ biển đảo.
Hỏa hoạn cháy nổ là những nguy cơ thường trực, gây nguy hiểm trong cuộc sống của chúng ta. Để nâng cao trách nhiệm của toàn dân về phòng và chữa cháy bộ Luật Phòng cháy chữa cháy đã ra đời. Luật phòng cháy chữa cháy gồm 9 chương 65 điều. Luật tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy; bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Trên đây là bài điểm những cuốn sách về các bộ luật cần thiết cho cuộc sống của chúng ta các con ạ. Ngoài những bộ luật này ra, hệ thống luật của Việt Nam đa dạng và phong phú với các luật như: Luật thủ đô, luật doanh nghiệp, luật phòng, chống ma túy, luật công chức, bộ luật dân sự sửa đổi.... Với khẩu hiệu hành động: "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật". Để trở thành những công dân tốt, các con hãy tích cực tìm hiểu các bộ luật này tại thư viện nhà trường nhé.
Cô xin chào và tạm biệt các con trong buổi điểm sách tháng sau.