“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt Nam
Bác chúng em dáng cao cao, người thanh thanh
Bác chúng em mắt như sao, râu hơi dài
Bác chúng em nước da nâu vì sương gió
Bác chúng em thề cương quyết trả thù nhà”
  !important; Những giai điệu, những ca khúc, những câu chuyện về Bác như thế đã trở nên quen thuộc và gắn bó với biết bao thế hệ nhi đồng Việt Nam. Nhân kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5/1890 – 19/5/2022 thư viện nhà trường xin điểm tên một số cuốn sách trong bộ sách “Bác Hồ sống mãi” do NXB Kim Đồng và công ty Phan Thị thực hiện. Bộ truyện gồm những câu chuyện bình dị về Bác Hồ được sưu tầm từ nhiều nguồn, sách báo, tạp chí. Truyện được viết ngắn gọn, súc tích cùng những hình ảnh minh họa sinh động, đó là những câu chuyện nhỏ dung dị hàng ngày mà vẫn thể hiện được tầm vóc lớn lao của Bác – vị cha già dân tộc.
Sinh thời Bác Hồ dù bận trăm công nghìn việc nhưng bác luôn dành thời gian tới thăm và trò chuyện với các cháu thiếu niên nhi đồng ở trường học, trại trẻ mồ côi, ở nhà… bác luôn viết thư thăm hỏi các cháu vào dịp khai giảng năm học mới, tết trung thu, tết thiếu nhi. Tình thương của Bác dành cho các cháu bao la là thế, và tình cảm của thiếu nhi với bác hơn trời hơn biển. Câu chuyện “Hãy yêu thương các cháu” kể về một lần bác đến thăm trại trẻ Kim Đồng, bác ân cẩn hỏi thăm tình hình học tập, điều kiện sinh hoạt của các cháu thiếu nhi, bác nói chuyện, khích lệ, động viên các cháu cố gắng chăm ngoan, học giỏi. Bác góp ý sâu sắc và nhẹ nhàng đến các cô chú chăm sóc các cháu là nên yêu thương các cháu hơn nữa, dành cho các cháu tình cảm gia đình để khi đi xa các cháu nhớ, ở nhà các cháu vui.
Mở sang câu chuyện “Mệnh lệnh của Bác Hồ”: Các cháu Thiếu sinh quân đến thăm Bác để tiếp tục về đơn vị tham gia chiến dịch lớn. Điều gì xảy ra khi các bạn đến thăm và ở bên Bác. Tận mắt các bạn chứng kiến tình thương yêu của Bác dành cho Thiếu Nhi như thế nào. Tại đây Bác đã khuyên các bạn: Dù đánh giặc giỏi mà không có kiến thức thì cũng không thể xây dựng đất nước giàu đẹp! Rồi bác ra một mệnh lệnh thật lớn mà các bạn rất phấn khởi tuân theo. Mệnh lệnh đó là gì? Dành cho ai? Mệnh lệnh của Bác được các em hứa sẽ thực hiện như thế nào?
Câu chuyện “Cháu muốn thăm nhà Bác” gửi trọn thông điệp dù bận đến đâu Bác cũng luôn dành thời gian cho các cháu thiếu nhi. Khi các em nhỏ muốn vào thăm Phủ chủ tịch nơi bác làm việc Bác đã bảo chú cảnh vệ cho các cháu vào chơi. Vào chơi với bác Bác ân cần hỏi thăm các cháu ăn một bữa bao nhiêu bát, có cháu nào lười ăn không, ăn chậm không? Bác khuyến khích các cháu cố gắng ăn tốt hơn, Bác còn hứa cháu nào tiến bộ cô giáo báo lên Bác sẽ có quà. Bên cạnh đó bác khuyên các cháu nghe lời cô giáo, ngoan ngoãn và giữ gìn vệ sinh. Bác còn hát cùng các cháu, hái những bông hoa thật đẹp trong vườn tặng các cháu. Bác còn ân cần căn dặn cô dạy các cháu phải biết trung thực, luôn làm gương để cac cháu học tập.
Qua ba câu chuyện “Cháu muốn thăm nhà Bác”, “Mệnh lệnh của Bác Hồ”, “Hãy yêu thương các cháu” chúng ta đã kính yêu Bác lại càng ngưỡng mộ Bác phải không các con?
Nhiều thế hệ thiếu nhi đã từng đọc và nhớ suốt cuộc đời những câu chuyện về Bác qua các tác phẩm văn học nổi tiếng như Búp sen xanh (Sơn Tùng), Lăng Bác Hồ (Tô Hoài), Gặp Bác (Nguyễn Huy Tưởng)… Rồi, những câu chuyện giản dị trong cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện” là “sách gối đầu giường” của nhiều người nay đã thành bố mẹ, ông bà.
Với bộ sách “Bác Hồ sống mãi” lần đầu tiên, không phải là tranh minh hoạ, mà hình tượng Bác Hồ đã trở thành một nhân vật truyện tranh. Lật qua những cuốn sách người đọc sẽ bị cuốn hút vào hình ảnh Bác Hồ : hết sức gần gũi và sinh động. Các hoạ sĩ của Công ty Phan Thị đã thể hiện Bác khá thành công : Bác vĩ đại và gần gũi. Nét vẽ mềm mại, màu sắc trung tính, đặc biệt, những chi tiết biểu cảm trên gương mặt Người rất được chú ý. Phần lời ngắn gọn, vừa phải. Chắc hẳn qua bộ sách này các con sẽ thêm yêu thích và muốn khám phá về lịch sử dân tộc, đặc biệt là những cuốn sách viết về Bác Hồ kính yêu.
Cô xin chào và tạm biệt các con, chúc các con học được thật nhiều đức tính tốt của Bác Hồ qua bộ truyện này.